Ánh sáng đèn như thế nào là hợp phong thủy

 Đèn giống như một đồ nội thất trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng hoặc không sử dụng chúng một cách khoa học sẽ gây ra những tác hại không tốt.
 

 Lý do vì sao mà người ta vẫn thường cho rằng, đối với một không gian việc thiết kế ánh sáng hợp lý ở mức độ vừa phải sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng được chiếu sáng một cách thái quá? Và vì sao đèn chiếu sáng không được quá lạm dụng chúng? Là đồ nội thất hiện đại của ngôi nhà, những chiếc đèn sang trọng sẽ giúp ngôi nhà thêm đẹp hơn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Ánh sáng đèn cũng giống như bức xạ sóng của tia mặt trời, ánh sáng đèn cũng ở dạng sóng, bởi số oát (w) của ánh sáng đèn khác nhau, mà bước sóng của chúng cũng khác nhau.

Nếu bố trí đèn tuỳ tiện, sẽ làm nhiễu loạn sự cân bằng của khí trường trong nhà, không có lợi cho sức khoẻ con người. Điều này cũng chính là lý lẽ nói trong đạo phong thuỷ truyền thống: Đèn quá sáng không có lợi đối với con người. Bởi vậy việc bố trí các loại đèn và số lượng bóng đèn trong nhà là điều không thể coi thường.

1. Đèn ốp trần

Trên trần nhà, trên tường các gian phòng trong nhà ở: phòng ngủ, phòng khách, gian vệ sinh, gian bếp, ban công, hành lang, cầu thang... đều cần lắp đèn ốp trần, đồng thời căn cứ vào nhu cầu ánh sáng mà lắp thêm một vài bóng đèn kiểu dây tóc hoặc bóng tiết kiệm năng lượng. Công suất của loại bóng dây tóc khoảng 15-60w, còn của loại bóng “tuýt” tiết kiệm năng lượng có công suất từ 9-12w.

Nếu trong gian bếp mắc đèn ốp trần, thì đèn bóng dây tóc nên có công suất cao hơn một chút, bởi độ sáng trong gian bếp đòi hỏi tương đối cao. Nhưng trong gian bếp không thích hợp với chiếu sáng bằng đèn ốp trần, bởi tính phương hướng của loại đèn này rất mạnh, hiệu quả chiếu sáng kém.

2. Đèn hút đỉnh

Phạm vi sử dụng của loại đèn này khá rộng, có thể ở tại gian bếp, gian vệ sinh, phòng ngủ nhiều khu vực khác. Đèn hút đỉnh chiếm không gian không lớn, độ chiếu sáng rộng, thuộc loại đèn chiếu sáng trực tiếp, tiết kiệm điện, nhiều ưu điểm.

[​IMG]

Bài trí ánh đèn trong nhà phải hợp phong thủy, hài hòa với môi trường xung quanh.

3. Đèn chiếu (đèn chụp ánh sáng)

Sử dụng loại đèn này trong trường hợp muốn đạt được hiệu quả nghệ thuật đột xuất, như chiếu tập trung vào bức bích hoạ hoặc một tác phẩm nghệ thuật nào đó. Sau khi làm tăng độ chiếu sáng, sẽ khiến thị giác đối với đường nét, cảnh sắc của tác phẩm tăng bội phần trước hiệu ứng quang học. Loại đèn chiếu thường dùng trong gia đình là đèn thạch anh, có nhiệt trị cao nhưng tuổi thọ ngắn, nên không thích hợp với bật sáng thường xuyên, chỉ bật trong chốc lát, xem ngắm xong lại tắt.

Nói chung với đèn thạch anh có lượng quang thông khi chiếu tương đối cao, chỉ nên chọn loại đèn có công suất thấp, để đỡ hại mắt.

4. Đèn treo

Đèn tường là dụng cụ chiếu sáng bán gián tiếp. chức năng của nó là điều tiết và không chế chiếu sáng và cảm giác tâm lý của không gian trong căn nhà. Đèn tường có thể sử dụng trong nhà như hành lang, phòng khách, phòng ngủ, gian bếp, gian vệ sinh... nó có thể cân bằng hiệu quả màu ánh sáng, điều tiết không khí trong nhà, sáng tạo phong cách, tăng lớp cảm giác.

5. Đèn huỳnh quang, đèn bàn trang trí và các loại đèn khác

[​IMG]

Nội thất phòng khách vừa lịch sự, sang trọng lại vừa cổ điển và quý phái

Đèn huỳnh quang thường lắp trên tường cao, rãnh đèn, trần nhà. Hiệu quả ánh sáng tốt, tiêu hao ít điện năng, nên được sử dụng khá phổ biến.

Hiệu quả của đèn bán ngoài tác dụng chiếu sáng, bởi chúng có đặc điểm là có tính linh hoạt và tính thực dụng rất mạnh, nói chung, người ta thường đặt nơi đầu giường và trên bàn viết. Nhưng cần chú ý là lắp đặt bất kỳ loại đèn nào, đều không nên hắt ánh sáng vào mặt, để tránh ảnh hưởng tới thị lực, có hại đối với mắt.

Nếu trong nhà bố trí đèn hợp lý, thì ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu ánh sáng, còn có thể thể hiện sự ấm cúng, tao nhã, dễ chịu, hài hoà trong gia đình, thậm chí còn tạo nên không khí lãng mạn, lý tính... Bởi vậy, khi bố trí đèn chiếu sáng trong nhà cần hết sức chú ý sao cho thật hợp lý.

Dung Phi Untitled Document