Cầu thang và phong thủy cần lưu ý

Trong căn nhà, mọi nơi dẫn khí đều cần phải được thiết kế, trong đó có cầu thang.
 

Trong nhà ở, cầu thang là nơi dẫn khí lưu thông theo chiều đứng và xiên giữa các tầng (khí đạo). Nhưng thực tế không phải ngôi nhà nào cũng bố trí cầu thang hợp lý từ đầu.
 
Vì vậy, những điều chỉnh trong xếp đặt sẽ giúp trường khí cầu thang được cải thiện và thông suốt, cũng như tránh được các ảnh hưởng xấu từ bên ngoài, cụ thể là các tình huống sau:
 
Mỗi đầu cầu thang đều nên có khoảng lùi nhỏ để làm nơi định hướng, nơi gặp nhau của các luồng người đi… Nếu không có khoảng lùi này, có thể đặt chậu cảnh hoặc chuông gió mang tính báo hiệu luồng di chuyển để tránh va chạm (hình 1).
 
Cầu thang và phong thủy cần lưu ý
 
Cầu thang tại tầng trệt không nên đi thẳng ra cửa, đem lại khá nhiều bất tiện về sử dụng như thiếu kín đáo, gây trực xung.
 
Khắc phục bằng cách dùng vách ngăn nhẹ hoặc tủ kệ.
 
Gầm cầu thang là nơi gió quẩn và hứng bụi từ trên xuống, phía dưới bị thấp (tính âm) khó sử dụng. Do vậy chỉ nên bố trí các tủ vật dụng, làm hồ cảnh hoặc kệ trang trí (hình 2).
 
Cầu thang và phong thủy cần lưu ý
 
Những màu sáng, phản chiếu rõ (tính dương) nên bố trí ở vùng dưới thấp.
 
Những màu tối hơn, âm tính hơn sẽ bố trí các tầng lầu để cân bằng lại với dương quang mạnh ở trên cao. Ví dụ tường cầu thang nên bố trí các dải màu song song, hoặc làm lan can ít chi tiết, đơn giản để tạo sự quan sát bình ổn cho người đang di chuyển (hình 3, 4).
 
Cầu thang và phong thủy cần lưu ý
 
Nếu có treo tranh trong buồng cầu thang thì chỉ nên treo tại các vị trí ổn định như chiếu nghỉ, chiếu tới và tranh mang tính trang trí, tránh chi tiết rối mắt (hình 5, 6).
 
Tính trang trí trong khu vực cầu thang còn thể hiện qua việc dùng những mảng nhấn tại điểm đến để người di chuyển định hướng tốt hơn,
 
Ví dụ như chiếu tới trong cầu thang ở hình 7 đã dùng mảng gạch kết hợp với đặt tượng gốm nhỏ để định vị không gian của tầng đó, nhờ vậy trục giao thông này trở nên hấp dẫn và tránh sự nhàm chán, trì trệ về dẫn truyền khí.
 
Một số khái niệm và những thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng
 
Chiều rộng của thân thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0,9 m đến khoảng 1,2 m.
 
Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm, chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm.
 
Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
 
Chiều cao của lan can: Có liên quan mật thiết với độ dốc của cầu thang, cầu thang không dốc yêu cầu lan can làm cao một chút. Thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900 mm.

 

Dung Phi Untitled Document