Ban công và phong thủy cho ban công

 Không gian sống ngày càng bị thu hẹp nhiều và vì vậy một ngôi nhà có một chiếc ban công là điều mơ ước của nhiều người.
 

 Ban công không chỉ giúp ngôi nhà thêm thông thoáng mà còn tạo ra một khu vực đẹp cho ngôi nhà. Nếu đồ nội thất tiện nghi và đẹp là tiêu chuẩn cho một không gian sống hoàn hảo thì một chiếc ban công có thể giúp ngôi nhà thêm đặc biệt hơn với một không gian thoáng đãng. Tuy nhiên, việc bài trí cũng như cho xây dựng ban công cần đảm bảo tuyệt đối về độ an toàn. Vì đây là không gian trên cao và khá tách biệt.

Có một số người sau khi mua nhà, muốn mở rộng diện tích sử dụng, thường cải tạo ban công, nhằm dịch chuvển, nới rộng phòng khách. Ban công trở thành một phần mới của phòng khách, như vậy phòng khách rộng hơn, thoáng sáng hơn.

Tuy nhiên, khi bài trí như vậy phải hẽt sức chú ý tới kết cấu an toàn của cả ngôi nhà và còn phải phù hợp với đạo phong thủy.

1. Che khuất (dấu kín) xà ngang

Theo kết cấu kiến trúc của ngôi nhà nói chung thì giữa ban công và phòng khách có một xà ngang chịu lực, sau khi cải tạo, nối liền một dải mặt sàn giữa phòng khách và ban công, chiếc xà ngang này gây cảm giác chương chướng và xâm hại tới đạo phong thủy, tạo nên cảm giác “áp đỉnh” (đè đầu). Bởi vậy phải tiến hành xử lý, để vừa đảm bảo mỹ quan vừa không gây tâm lý bức xúc.

Biện pháp thường dùng là làm tấm trần giả đế làm phông, che khuất thật khéo. Nếu muốn tăng hiệu quả bền chắc, thì trên trần ban công còn lắp đặt thêm đèn chiếu sáng làm nó khuất trong ánh đèn, không nhìn thấy được và còn tạo nên vẻ đẹp lung linh.

 
Khi tận dụng không gian và thiết kế nội thất phòng khách
 gia chủ cần lưu ý đến yếu tố phong thủy và khả năng chịu lực chủa ban công.

Ban công sau khi đã cải tạo liền với phòng khách, thì tường phía ngoài không nên quá thấp. Có người thích lắp kính trong suốt thay tường, như vậy có thể nhìn rõ phong cảnh bên ngoài, có tầm nhìn vẫn như đứng nơi ban công. Nhưng lại quên rằng trong trường hợp này cũng giống như loại ban công khảm chìm phạm điều kỵ “Tất hạ không”.
Xem thêm >> Mẫu chung cư đẹp 2020

2. Nguyên tắc chịu lực

Ban công thường là kết cấu nhô ra khỏi tường bao ngôi nhà, khả năng chịu lực của nó là có hạn. Do đó, khi cải tạo nó thành một phần phòng khách, nhất thiết phải tính toán thật cẩn thận, tôn trọng nguyên tắc chịu lực của công trình. Nếu không sẽ đe dọa an toàn của toàn bộ công trình, hơn nữa cũng không phù hợp với phong thủy của ban công, làm cho ban công vốn chỉ phải chịu một lực nén nhất định phải chịu một tải trọng lớn hơn, phá hỏng trường khí của ban công.

 


Khi cải tạo nối thông giữa phòng khách với ban công, chớ nên dùng loại vật liệu quá nặng nề.

Ví như lát nền bằng phiến đá hoa cương, với phần phòng khách cũ thì khỏi bàn, nhưng phần sàn ban công cũng lát đá phiến, thì rõ ràng là ban công “thò” ra ấy phải cõng tải trọng lớn hơn thiết kế vốn có, sẽ khó chịu nổi về lâu dài.

Ngoài ra, tại nơi vốn là ban công cũ, không nên kê đặt những đồ gia dụng nặng, ví như tủ lớn, sô pha, hòn giả sơn... bởi những thứ này có trọng lượng lớn, rất nguy hiếm. Còn bày biện những đồ dùng nhẹ không có vấn đề gì, không đe dọa tới độ an toàn mà vẫn giữ được cảm giác thông thoáng, mỹ quan của ban công.

Nói tóm lại, cải tạo ban công trở thành một phần của phòng khách là giải pháp không nên khuyến khích, nếu cải tạo phải tính toán thật cẩn thận, chi tiết, theo nguyên tắc vừa không phá vỡ nguyên lý phong thủy, vừa phù hợp với nguyên tắc an toàn cho người và cả công trình kiến trúc.
 

Dung Phi Untitled Document